Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Công nghệ in lụa sử dụng keo PVA (Polyvinyl Alcohol)

In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.
In lụa thủ công
In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy... hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.
 
Nguyên lý in lụa

 Quy trình in lụa có thể tóm tắt như sau:
1. Thiết kế  - In mẫu ra trên giấy can (cái này không bàn tới)
2. Chuẩn bị khung, pha keo - Chụp bản - Pha mực - In thử, canh tay kê - In sản lượng - Rửa khung.
.
Chuẩn bị keo PVA
1. Nấu keo:
Keo PVA khi mua về có dạng tinh thể (giống y chang như đường cát tinh luyện), ta phải đem chưng thành dung dịch thì mới xài được. Trước tiên lấy 1 cái nồi, cho vào đó cứ 100g keo thì 2 lít nước, nhớ cho keo vào từ từ + khuấy đều & mạnh tay cho keo tan đều. Ta được nồi A.
Kiếm cái nồi khác bự hơn, cho nước vào chừng 1/3 nồi, đem nấu sôi lên gọi là nồi B. Sau khi nước sôi, đem cái nồi A kia nhúng vào trong nối B (cái này gọi là chưng cách thủy). Chịu khó ngồi dùng đũa tre loại lớn khuấy đều tay dung dịch A, coi chừng bị ốc trâu là hỏng bét. Việc này mất từ 4-6h hoặc hơn, chưng cho tới khi nào dung dịch A trong suốt thì được, cái này nên kiếm cái bếp lò xo mà nấu chứ nấu bếp ga chắc chết. Chờ nguội thì đem chiết vào mấy chai nước khoáng xài dần, cái này để lâu được (nhớ dán nhãn, cất nơi xa trẻ em, coi chừng mấy đứa nhỏ tưởng chai nước khoáng lấy uống là xong luôn, mất công chưng lại nồi khác).
Nếu thấy nấu cực quá thì mua loại keo chưng sẵn giá hơi mắc được cái gọn nhẹ
2. Pha keo:
Khi sử dụng chụp bản, cần pha keo PVA với bicromat (nhớ là khi nào chụp mới pha, mà pha cũng vừa đủ thôi, keo sau khi pha rồi thì phải xài cho hết không để lâu được). Về tỉ lệ thì ...không biết chừng nào cho vừa, vì tỉ lệ keo còn phụ thuộc vào nguồn sáng (bàn chụp xài mấy bóng, khoảng cách từ bóng đèn tới lưới là bao nhiêu, chụp mấy phút, keo tráng lên khung dày hay mỏng nói chung tinh thần là phải làm thử, hư vài lần là có kinh nghiệm. Nói chung nửa lon sữa bò keo thì pha 1/2 muổng cà phê bicromat gạt bằng. 
Khi pha keo, cho bicromat vào từ từ, khuấy cho tan ra sau đó đem chưng cách thủy chửng 5-8 phút (cho bicromat hòa tan đều), vừa chưng vừa khuấy cho keo ấm lên khoảng 70-80 độ C là được.
.
Một số chú ý:
Pha keo:
Keo PVA đã nấu xong (nhìn keo thấy càng trong càng tốt - nghĩa là PVA tinh thể đã tan đều trong nước, để lâu thì cũng không bị lắng cặn xuống đáy chai đựng keo) đựng vào chai thủy tinh (vitcon thích đựng vào chai thủy tinh hơn chai nhựa). 
Lưu ý độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không ..... cái này hơi khó diễn tả, đại loại, nếu keo lỏng quá - khi tráng lên khung sẽ bị nhiễu nhão !!!!, ngược lại, nếu keo sệt quá, sẽ nặng tay, lớp keo phủ bề mặt lụa khó đều, đồng nhất. Vì vậy, bạn thử độ sệt của keo và ráng nhớ độ sệt đó. (!!!!). Cánh ít keo ra cái chén sành (khoảng 1/4 chén thôi,-không nhất thiết là chén sành, cái gì cũng được, miễn là không bị lủng lỗ - nhưng nếu là cái chén thì dễ rửa sạch) : gọi là A
Bicromat tinh thể : cho một ít ra cái ly nhỏ (nhỏ như chung rượu vậy), khoảng 1/4, cho ít nước vào quậy cho tan hết. Gọi là B
Cho khoảng 1/2 B vào A = C (nếu theo sách vở thì: 100ml A + 5g . Bạn sẽ thấy C có màu cam cam sậm sậm gì đó !!! phải ghi nhớ độ đậm và độ sệt của C này nhé. (độ đậm của C đo lượng dd B quyết định). Vậy là đã có dung dịch cảm quang rồi đó. Lọ dd C này nên được đậy - che lại (để tránh sáng và bụi bẩn).
Môi trường làm việc khi pha keo: vì B, C là dd nhạy sáng, nhưng chúng nhạy sáng rất chậm, vì vậy cứ làm việc trong nhà là được, tránh ánh sáng mặt trời + ánh sáng đèn neon chiếu trực tiếp vào chúng.
Nói thêm: keo chụp bản, gồm: keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm ) và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 ).
Máy in lụa
Nguồn: Internet

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Một số công đoạn hoàn tất vải sợi

MỘT SỐ CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT VẢI SỢI – Finishing (textiles)



Hoàn tất trong công nghệ sản xuất dệt may là các quá trình gia công nhằm tạo ra hoặc nâng cao các tính năng sử dụng cho vải sợi hoặc áo quần bao gồm cả các công đoạn gia công trước hoặc sau khi tẩy nhuộm để tạo cho vải sợi những tính năng đặc biệt , đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cũng như yêu cầu sử dụng của người sử dụng . Với một số kỹ thuật hoàn tất như tẩy trắng và nhuộm, có thể được áp dụng đối với sợi trước khi dệt để tạo ra vải yarn dye , trong khi ở trường hợp khác cũng có thể được áp dụng cho vải mộc sau khi dệt tạo ra vải piece dye  .

stain-protection-1-slide-504x504

Ý nghĩa chính xác của khái niệm hoàn tất sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để mang ý nghĩa khác nhau.
Tùy theo yêu cầu gia công các tính chất kỹ thuật khác nhau cho sản phẩm trên các chất liệu khác nhau mà các kỹ thuật hoàn tất vật lý và hóa học khác nhau được áp dụng cho phù hợp. Ví dụ, một số công nghệ hoàn tất hóa học như : làm mềm ( soften) , làm bóng ( mercerize) , hoàn tất chống co( Anti shrinkage)  , hoàn tất chống nhăn nhàu  ( wash and wear hay wrinkle free) ,  cho các loại vải bông là nhằm gia công cho vải cotton những tính chất như mềm  mại ( softening), dễ chịu khi tiếp xúc với da ( comfortable wearing) , ngoại quan bóng mướt ( mercerising, singeing)  , không co rút ( Antishrinkage)  sau khi giặt  hay dễ baỏ quản, không nhăn nhàu ( easy care)  , có thể giặt và mặc và không cần qua ủi( no-iron hay wrinkle free)  ….. . Theo cách tương tự các hoàn tất chống cháy, chống thấm nước, chống thấm ( water repellent hay water proof) , chống tĩnh điện ( anti -static) có thể được  thực hiện đạt được nhiều tính chất vải khác nhau đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng.  Các phương pháp hoàn tất cơ học ví dụ như: Cào lông;  Cán phòng co; Peaching; Brushing….đều nhằm mục đích làm tăng cao các đặc điểm sử dụng và ngoại quan cho vải như tạo cảm giác ấm áp, độ bóng mượt, độ ổn định , cảm giác sờ tay…. 
Việc sử dụng vải bằng sợi tổng hợp 100% ngày càng nhiều từ khi các loại sợi dệt filament từ nguyên liệu tổng hợp được phát minh. Các loại vải sợi tổng hợp với ưu điểm tự nhiên là bền, chịu được cường lực cao, dễ bảo quản . Kỹ thuật hoàn tất giúp khắc phục những nhược điểm tự nhiên của nó như thấm hút mồ hôi kém, dễ sinh tĩnh điện,  khó thoát ẩm…. Trong khi, để gia công hoàn tất chống nhăn nhàu cho vải sợi cotton, chúng ta phải xử lý vải với resin , thì đối vải sợi tổng hợp, chống nhăn nhàu là đặc tính tự nhiên sẵn có, chỉ cần đòi hỏi định hình nhiệt là có được.
Kết hợp giữa ưu nhược điểm của xơ sợi tự nhiên và nhân tạo, cộng với vai trò của công nghệ hoàn tất thực sự đã tạo ra không thể kể hết những sản phẩm đa dạng cho ngàng may mặc và tiêu dùng.
Hoàn tất vải sợi bông ( Cellulose)
  • Làm sạch và các quá trình tiền xử lý:
Vải bông mộc không chỉ chứa các tạp chất tự nhiên ngoài thành phần chính là cellulose còn bao gồm hồ sợi dọc, các tạp chất bị nhiễm trong quá trình gia công từ xơ sợi đến vải , đòi hỏi phải xử lý theo thứ tự để đạt được các điều kiện  đầy đủ , chuẩn bị cho các quá trình xử lý sau  . Hơn nữa, nó còn đòi hỏi tiền xử lý  để làm làm gia tăng đáng kể các giá trị  sử dụng bằng cách áp dụng một hoặc nhiều tiến trình hoàn tất.
  • Đốt lông (singeing):
singeing-2

Đốt lông hay Singeing là công đoạn gia công để đốt cháy các đầu xơ trên bề mặt của sợi từ vải để có mặt vải phẳng mịn . Vải được đi qua các bàn chải để vuốt dựng các đầu sợi, sau đó đốt đầu xơ bằng cách cho vải đi qua trên đầu những ngọn lửa gas bằng cách điều chỉnh tốc độ máy và điều kiện tiếp xúc phù hợp.

  • Rũ hồ ( desinging)
Tùy thuộc vào loại hồđã-được sử dụng trên sợi dọc để tăng cường lực sợi trước quá trình dệt , vải có thể được ngâm để hồ có thể bị thủy phân trong axit loãng và sau đó có thể giặt sạch, hoặc các enzyme có thể được sử dụng để phá vỡ các màng hồ này và giặt bỏ .
  • Nấu ( Scouring)
scouring-and-un-scouring
Nấu là một công đoạn trong quá trình tiền xử lý được thực hiện trên vải bông để loại bỏ sáp và tạp chất không xơ cellulose. Ngoài thành phần chính khoảng 80 -90%% cellulose , còn lại là các thành phần: keo pectin và hemicellulose 4% – 6%, protein 0 -1,5% , mỡ, sáp và chất béo 0,5% _ 1% , tro 1% -1.8% và còn lại là nước 6% – 8% , các thành này không tan ở trong nước và bao bọc như là phần võ của cellulose  làm hạn chế khả năng thấm nước tụ nhiên của sợi cotton cần phải được loại bỏ. Vải được đun sôi trong dung dịch kiềm, phản ứng xà phòng hóa xãy ra giữa kiềm và các thành phần không tan này giúp có thể loại bỏ chúng, để có được  cellulose tinh khiết. Quá trình này cũng góp phần loại bỏ hồ trên sợi dọc , mặc dù trước đó, rũ hồ đã được thực hiện như là một bước riêng biệt.
Ngoài các thành phần tạp chất trên, sợi bông  còn có màu vàng của các hợp chất màu tự nhiên.  Tẩy trắng cũng là một công đoạn cần thiết sau công đoạn nấu này.
mercerizing
  • Tẩy trắng (Bleaching)
Tẩy trắng là quá trình hóa học nhằm oxy hóa các hợp chất màu tự nhiên trong thành phần sợi bông , giúp cho sợi bông có độ trắng cần thiết  và loại bỏ các dấu vết còn lại của các tạp chất từ bông; mức độ tẩy trắng  cần thiết được xác định bởi độ trắng yêu cầu của các công đoạn nhuộm màu sau đó của quy trình . Ngoài ra, độ thấm hút của xơ bông cũng được giải quyết tạo thuận lợi cho công đoạn gia công sau đó .  Tẩy trắng thông thường được thực hiện nhờ vai trò của các tác nhân oxy hóa, như natri hypoclorit hoặc Hydro Peroxide (H2O2). Nếu vải được nhuộm một màu tối, tẩy trắng mức thấp là có thể , nhưng nếu yêu cầu màu trắng cao, một tác nhân tăng trắng quang học hay thuốc nhuộm trắng Optical Brightener  cần thiết phải được sử dụng ., gọi là quá trình tăng trắng .
  • Làm bóng (Mercerising)
the-picture-shows-the-thread-structure-of-the-unmercerized-and-mercerized-fabric-respectively-1
Làm bóng là công đoạn xử lý giúp cho vải cotton đạt độ bóng cao do hiệu ứng phản xạ ánh sáng của xơ cellulose . Trong dung dịch xút nguội đậm đặc, xơ cellulose trương nở hết đường kính xơ, mặt cắt ngang của xơ chuyển từ hình dẹt hoặc góc gấp thành hình dáng tròn . Kết quả sợi được tăng cường độ bóng, cường lực cũng như khả năng thấm hút thuốc  nhuộm sau này. Vải được xử lý làm bóng ở tràng thái kéo căng và được rửa sạch xút  sau phản ứng, độ co rút cũng được phục hồi hết ở công đoạn này , nên cũng có khi người ta gọi là quá trình kiềm co.  Công đoạn làm bóng có thể thực hiện trực tiếp trên vải mộc hoặc sau khi tẩy tráng.
  • Nhuộm ( Dyeing):
Sau các công đoạn gia công trên, xơ cotton bây giờ đã có thể dễ dàng cho quá trình nhuộm màu. Tức là quá trình gia công làm cho vải có nhiều màu sắc theo nhu cầu . Vải sau nhuộm có khả năng hấp thụ và phản xạ một số bước sóng nhất định  trong phổ ánh sáng trắng để tạo ra màu sắc. Khẳ năng hấp thụ hay phản xạ chọn lọc này tùy thuộc vào cấu trúc phân tử cụ thể của các thuốc nhuộm.
Quy trình công nghệ nhuộm nói chung khác nhau tùy theo bản chất của các loại thuốc nhuộm và liên kết giữa thuốc nhuộm và xơ . Các nhóm thuốc nhuộm có độ bền cao, màu sắc tươi sáng , phổ biến dùng cho cotton như: thuốc nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên….Các thuốc nhuộm khác có độ bền thấp  hơn , độ tươi màu hạn chế như thuốc nhuộm trực tiếp , luu huỳnh ….. Mỗi loại sẽ đòi hỏi quy trình công nghệ nhuộm và các chất trợ khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng hay giá thành gia công … người ta chọn lựa quy trình tương ứng phù hợp.
  • In (Printing)
hand-silk-screened-printed-fabric
In là một hình thức khác của nhuộm màu. Ở đây, màu được gia công lên vải với họa tiết được thiết kế sẵn, hay có thể gọi là nhuộm cục bộ.
Có nhiều phương pháp kỹ thuật in khác nhau cũng như in bằng những thuốc nhuộm khác nhau. Cũng căn cứ trên phản ứng của thuốc nhuộm và xơ, các công nghệ in thích hợp được áp dụng . Điểm khác nhau căn bản của nhuộm và in là thuốc nhuộm được chuẩn bị ở dạng dung dịch trong quy trình nhuộm, thì trong công nghệ in, thuốc nhuộm được chuẩn bị ở dạng hồ in để định hình họa tiết theo thiết kế.
Chi tiết của các công nghệ nhuộm và in sẽ được đề cập trong bài viết khác.
  • Hoàn tất: (Finishing)
             + Hoàn tất cơ học (Mechanical finishing):
     1/ Cào lông ( Raising) :
fabric-raising-machine
Là quá trình hoàn tất vwois mục đích tạo ra lớp lông xù trên bề mặt vải.  Mặt vải được xử lý bằng tiếp xúc với các trục chải với răng sắc nhọn để tạo ra lớp lông trên bề mặt của vải, từ đó làm cho mặt vải có độ xù lông, mềm mại và ấm áp, thường dùng trong may mặc hàng giữ ấm mùa đông…..
 2/ Cán bóng (Calendering)
Là quá trình gia công để tạo ra mặt vải láng mịn, bằng cách cho vải chạy qua các trục nóng quay đồng thời với lục ép. trục có thể trơn bóng hoặc có vân nổi để tạo mặt vải như thiết kế tùy thuộc vào tốc độ quay, lực ép hoặc cấu tạo trục.
 3/ Cán phòng co (Sanforizing):
sanforization-process
Là quá trình gia công tạo ra khả năng chống co rút với giặt giũ cho vải bằng phương pháp cơ học. Vải được chạy qua hơi nước và đi qua dưới lực ép của băng tải nỉ  và trục kim loại với tốc độ đặt thích hợp để đạt khổ vải và mật độ thích hợp nhằm loại bỏ khuynh hướng co rút của vải, để có độ ổn định tốt sau hoàn tất.
+ Hoàn tất bằng hóa chất (Chemical finishing):
Ngoài các phương pháp hoàn tất bằng cơ học nói trên, nhiều quá trình hoàn tất hóa học hay bằng cách sử dụng các hóa chất hóa chất đặc biệt tham gia phản ứng hóa học hoặc liên kết với xơ sợi để tạo ra những tính năng mới cho vải sợi, tất cả cũng xuất phát trên yêu cầu đa dạng và đáp ứng mọi tính năng cho vải sợi theo nhu cầu của người sử dụng.
1/ Hoàn tất chống nhăn nhàu : ( Crease resist or wrinkle free finishing)
wrinkle-free-gament
Phương pháp hoàn tất này dựa trên việc áp dụng các resin phản ứng tạo liên kết ngang với xơ cellulose để khắc phục đặc tính dễ co, dễ nhăn nhàu của xơ cellulose. Làm cho xơ cellulose có những hoạt tính giống như xơ sợi tổng hợp mà không mất đi các đặc tính tự nhiên quý giá khác như thấm hút mồ hôi, thoáng khí, kiểm soát độ ẩm và thân thiện với da người. Đây là một trong những phương pháp hoàn tất làm cho giá trị sử dụng của cotton tăng lên rất nhiều trong lĩnh vực dệt may. Sau khi liên kết ngang được tạo ra bên trong xơ sợi giữa các phân tử resin và xơ cellulose, xơ sợi sẽ có tính chất đàn hồi các chiều như sợi tổng hợp ( Elastic). Tính chất này cho phép xơ sợi chịu tác động đàn hồi theo các hướng khác nhau, giúp vải co xu hướng chống lại hoăc phục hồi hình dáng khi bị tác động lực từ bên ngoài. Giúp vải có khả năng chống nhăn, chống co rút.
 2/Hoàn tất chống khuẩn (Anti-microbial finish) :
Anti-microbial là công nghệ hoàn tất tạo cho vải khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Môi trường ẩm ướt và ấm áp trong các loại sợi dệt khuyến khích sự tăng trưởng của vi khuẩn, gâyra sự lây nhiễm các mầm bệnh và sự phát triển của mùi hôi trên vải và lây nhiễm đến da người sử dụng. Với mục đích để bảo vệ làn da của người mặc và bảo vệ vải dệt, công nghệ hoàn tất chống vi khuẩn được áp dụng cho các vật liệu dệt.
Hoàn tất vải sợi tổng hợp ( Finishes for synthetic fibers)
  • Định hình nhiệt ( Heat- setting)
heat-setting
Định hình nhiệt các loại vải tổng hợp là công đoạn gia công để loại bỏ phầnnội năng không ổn định trong xơ sợi tạo ra và tiềm ẩn trong quá trình sản xuất. Công đoạn này tạo ra một trạng thái ổn định mới (Resetting) và được cố định bằng cách làm lạnh nhanh (rapid cooling) sau khi gia nhiệt và sắp xếp lại. Vải sau khi nhiệt định hình sẽ tránh được co rút hoặc nhăn nhàu. Người ta cũng có thể áp dụng định hình nhiệt ở trạng thái vải mộc để tránh tránh tác hại làm giảm độ bền màu của vải do hiện tượng thăng hoa hoặc di chuyển của thuốc nhuộm từ bên trong lõi xơ ra ngoài bề mặt khi nhiệt xơ sợi đang ở trạng thái thủy tinh ở nhiệt dộ cao.  Trường hợp khác, công đoạn này cũng có thể được kết hợp với một số mục đích công nghệ khác như nhuộm Thermasol hoặc trắng quang học cho polyester. Đây là một công đoạn hoàn tất cuối cùng và hữu ích để thực hiện được sự ổn định trạng thái của vải cùng với các mục đích xử lý mong muốn.

  • Hoàn tất tăng tính thấm nước : (Hydrophilic finishing)
wicking_image
Đặc điểm tự nhiên của xơ sợi tổng hợp là khả năng thấm hút nước và độ ẩm kém. Điều này gây ra cảm giác khó chịu khi da người tiếp xúc với vải. Mồ hôi không thể khô trên da tạo ra độ ẩm cao, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo ra mùi hôi trên cơ thể. Để khắc phục nhược điểm này, người ta có thể gia công vải với các chất trợ silicone hidrophylic để tạo ra các nhóm hidroxyl (-OH) trên bề mặt vải, các nhóm ưa nước này làm cho nước hay độ ẩm lan trải rộng trên một diện tích bề mặt rộng lớn, làm cho nước bay hơi nhanh, độ ẩm được giải phóng, da người có cảm giác khô ráo. Ngoài ra, quá trình bay hơi nước này cũng là một quá trình hấp thụ nhiệt trên cơ thể, làm người mặc cảm thấy mát. Cảm giác này như khi chúng ta mặc áo quần bằng vải từ xơ sợi tự nhiên như cotton, linen…

  • Hoàn tất chống vi khuẩn (Anti-microbial finish):
Là công nghệ hoàn tất tạo cho vải sợi khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn trong áo quần hay vật vật liệu dệt nói chung. Xuất phát từ yêu cầu vật liệu dệt ngày được sủ dụng càng nhiều cho các nhu cầu sủ dụng trong điều kiên vi khuẩn dễ phát sinh và phát triển như thảm trải nhà, nơi công cộng, và ngay cả trên vải sử dụng cho đồ lót không có điều kiện giặt giũ trong thời gian dài , như áo quần sử dụng của quân đội …Các sản phẩm với thành phần hượp chất kim loại hữu cơ ( Organometallic compound) như bạc hoặc kẽm ; hoặc  các hợp chất brominated phenols, hợp chất ammonium bậc 4 ….được sủ dụng dưới dạng dung dịch hay phân tán vào thành phần xơ sợi hoặc gia công đưới dạng màng phim mỏng trên xơ sợi đều có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển . Hạn chế phát sinh mùi hôi cũng như khả năng tác hại của vi khuẩn trong vải sợi khi tiếp xúc với da người.
...
Ngoài ra, còn rất nhiều các công nghệ hoàn tất khác như: Chống côn trùng như muỗi; Chống trượt sợi vải; Làm cứng; làm đầy vải; tăng cường lực. .. Đặc biệt, gần đây các biện pháp hoàn tất đặc biệt áp dụng công nghệ nano để cho vải sợi có các tính năng đặc biệt mà hoàn toàn thân thiện với môi trường , giảm thiểu tác động tới môi trường , tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu chi phí sản xuất.… Chẳng hạn với công nghệ nhuộm, vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm do lượng xả thải rất lớn… thì nay, người ta đã có thể áp dụng công nghệ nhuộm hoàn toàn không sử dụng tới nước gọi là nhuộm khô hay DRY DYEING ; hoặc giảm thiểu tối đa tác động môi trường như ECODYE ® …Các công nghệ hoàn tất khác làm cho sản phẩm dệt may cùng lúc có nhiều tính năng uư việt như : vừa hút mồ hôi, nhanh khô, vừa chống thấm nước để sủ dụng ngoài trời , nhanh khô 3XDRY ® ; Chống UV bên ngoài, hạ nhiệt độ bên trong để cho người hoạt dộng ngoài trời không bị tác hại của tia UV còn cảm thấy mát mẻ COLDBLACK ®… Vả  hoàn tất với khả năng bổ sung Vitamin A, E cho da người,…
Nguồn: Viethung's Blog
---
Các loại hóa chất chúng tôi có thể cung cấp trong ngành dệt nhuộm:
- Hydrogen Peroxide - Oxi Già - H2O2: Tẩy trắng vải, khử mùi, diệt khuẩn, hỗ trợ quá trình nhuộm.
- Acid Acetic - CH3COOH - Giấm Công Nghiệp: Hỗ trợ quá trình nhuộm, chỉnh độ pH (môi trường)
- Sodium Metabisulfite - Na2S2O5
- Tinh bột Bắp
...
--
Tag: Cung cấp các loại nguyên liệu - phụ gia- hóa chất CÔNG NGHIỆP nhập khẩu tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông - 098.996.5501 - vuongcong.kv@gmail.com