KEM ĐÁNH RĂNG - TOOTHPASTE
Kem đánh răng có lịch sử
phát triển trải dài trên 4000 năm, với nhiều hình thức sử dụng và thành phần hoạt
chất khác nhau. Thời xa xưa, người Ai Cập cổ đại sử dụng hỗn hợp gồm chì (màu
xanh lá cây), đồng (xanh lam) và hương liệu để làm sạch răng, trong khi đó người
Trung Quốc sử dụng xương cá tầng đáy để gỡ những mảng bám trên răng.
Năm 1934, tại Mỹ, tiêu
chuẩn về kem đánh răng được xây dựng bởi Hiệp Hội Nha khoa Mỹ (ADAC) về điều trị
nha khoa.
Những năm 1940 – 1960,
flour được phát hiện giúp bảo vệ, chống sâu răng, từ đó nó trở thành thành phần
không thể thiếu trong các sản phẩm làm sạch răng (dạng natri florid). Bên cạnh
đó, chất làm ngọt nhân tạo saccharin với lượng nhỏ cũng dc sử dụng trong kem
đánh răng nhằm đem lại cảm giác thú vị khi sử dụng.
Những năm 1980, kiểm soát
vôi răng trở thành ưu tiên chiến lược của kem đánh răng để cạnh tranh trên thị
trường. Năm 1990, kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm được sử dụng trên thị
trường.
*** CÔNG THỨC SẢN XUẤT
1. Dịch lỏng:
Các polyol, phổ biến nhất
là Sorbitol (Glycerin cũng được sử dụng) sử dụng như chất giữ ẩm, giúp sản phẩm
không bị khô, duy trì kết cấu và mùi vị. Dịch polyol có thể chứa đến 30% nước
Một loại Glycerine của chúng tôi
Chi tiết: Click >>>
Một loại Sorbitol của chúng tôi
Chi tiết: Click >>>
2. Chất độn và chất mài
mòn:
Thành phần sử dụng tùy dạng
kem đánh răng:
- Bột trắng nhão: CaCO3,
NaHCO3, Ca3(PO4)2, Canxi metaphosphat, silica hydrat hóa…
- Gel: silica hydrat hóa
dùng để tạo độ bóng và tạo hình
Giúp ma sát, đánh trôi mảng
bám khi chải răng
3. Chất lưu biến:
Duy trì đảm bảo yêu cầu sản
phẩm:
-Kem phải thoát ra dễ
dàng khi nặn nhưng không được “chảy“ quá nhanh
-Kem phải nằm gọn trên bề
mặt lông bàn chảy, không được chìm xuống
Phổ biến: CMC,
Carageeenan, xanthan gum, cellulose gum…
4. Chất Tẩy:
Tạo bọt cho kem khi chải
răng, giúp phân tán và lưu giữ kem trong khoang miệng.
Phổ biến: Natri lauryl
sulphat (SLS)
5. Thành phần hoạt tính
Flour được sử dụng nhằm
ngăn ngừa sâu răng
Phổ biến: Natri florua,
Natri monofluorophosphat, Thiếc florua được lựa chọn tùy theo quy định tại các
nước.
6. Hương liệu
Giúp che dầu mùi vị khó
chịu của chất tẩy, tạo cảm giác tươi mát khi đánh răng
Phổ biến: tinh dầu bạc
hà, quế…
7. Tạo độ ngọt
Tạo vị ngọt khi đánh răng
Phổ biến: natri
saccharinat
8. Tạo màu:
Bột nhão: Titan oxyd được
dùng tạo màu trắng
Gel: màu thực phẩm
9. Chất bảo quản
Duy trì chất lượng sản phẩm
sau khi mở nắp
Phổ biến: Natri benzoat,
ethyl paraben, methyl paraben
*** QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Quy trình sản xuất đa dạng
phụ thuộc loại kem đánh răng và các thành phần hoạt chất bên trong. Quy trình sản
xuất cơ bản như sau:
Bước 1: Dịch lỏng được
chuẩn bị trước tiên: bằng cách hòa tan nước/sorbitol/glycerin vào các thành phần
lỏng (phân cực) khác trong công thức.
Bước 2: Trộn chất lưu biến
với thành phần không chứa nước như glycerin, tinh dầu hương liệu hoặc trộn khô
với các loại bột khác, phân tán đồng nhất. (1)
Bước 3: Thêm thành phần
hoạt tính (flour), chất tạo độ ngọt, chất bảo quản được vào hỗn hợp (1), trộn đồng
nhất. (2)
Bước 4: Trộn chất độn/chất
tạo độ nhám vào nước tạo dạng bùn nhão. Sau đó được thêm vào dịch lỏng, trộn đồng
nhất. (3)
Bước 5: Trộn (2) vào (3),
phân tán đồng nhất. (4)
Bước 6: Thêm chất tạo
hương vị, tạo màu vào hỗn hợp (4). Trộn đều.
Bước 7: Chất tẩy (dạng bột)
được thêm vào cuối cùng, trộn với tốc độ chậm nhằm tránh tạo bọt.
** Hiện tại Việt Nam có 2 thương hiệu kem đánh răng phổ biến nhất đó là:
Tham khảo một dây chuyền sản xuất Kem Đánh Răng:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét